THÔNG SỐ KĨ THUẬT

Tai nghe
✓ Củ loa: 40mm
✓ Âm thanh: giả lập 7.1 nhờ Surround Sound tích hợp bên trong củ tai
✓ Tần số đáp ứng: 20-22000 Hz
✓ Độ nhạy: 98db
✓ Trở kháng: 32 Ohm
✓ Trình điều khiển được tích hợp ở củ tai trái
Microphone
✓ Tần số đáp ứng: 100-10000Hz
✓ Định hướng: Hai chiều
✓ Độ nhạy: -48db
✓ Trở kháng: 2200 Ohm
✓ Lọc tạp âm: có
✓ Nút bật tắt microphone nẳm cạnh trình điều khiển ở củ tai trái
Kết nối
✓ Loại kết nối: 2 jack 3.5mm, 3-Cực cắm hoặc đơn 3.5mm, 4-Cực Cắm qua bộ chuyển đổi
✓ Chiều dai cáp: 3m
✓ Giắc chuyển: có
✓ Trọng lượng: 298g

=> Bảo hành 12 tháng


Cân bằng giữa khả năng sử dụng, tính thẩm mỹ và tính cơ động, chiếc tai nghe mới toanh của SteelSeries lại một lần nữa củng cố vị thế của hãng gaming gear đến từ Đan Mạch

Vào hồi đầu năm nay, SteelSeries đã chính thức giới thiệu những món đồ chơi mới toanh tại thị trường Việt Nam: Ba mẫu tai nghe mới toanh mang tên Arctis 3, 5 và 7. Mỗi phiên bản gear - tai nghe đều có những tính năng riêng biệt, ví dụ như âm thanh vòm ảo thông qua driver SteelSeries Engine 3 như Arctis 3, hoặc không dây và âm thanh vòm 7.1 như Arctis 7.

 

Phiên bản có số càng cao, thì giá tiền để game thủ sở hữu chiếc tai nghe thuộc series Arctis sẽ càng lớn. Lấy ví dụ Arctis 3 hiện tại đang được bán trên thị trường Việt Nam với giá 2,3 triệu Đồng, còn Arctis 5 với kết nối USB thì có giá 3,1 triệu Đồng. Cao cấp nhất dĩ nhiên là Arctis 7, một chiếc headphone hi end mới dành cho game thủ của SteelSeries có giá 4 triệu Đồng, cùng tầm giá với nhiều siêu phẩm khác của Razer hay Logitech.

Đặc điểm đầu tiên của Arctis 3, gaming gear cao cấp giá rẻ chiếc tai nghe mới toanh của SteelSeries khiến cộng đồng game thủ cảm thấy ấn tượng chính là trọng lượng của chiếc tai nghe. Nó rất nhỏ nhắn và nhẹ nhàng, mặc dù khi đeo lên vẫn đủ trùm kín vành tai chứ không khiến người sử dụng đau đầu như một số mẫu tai nghe khác dành riêng cho game thủ đang có trên thị trường Việt Nam hiện tại.

 

Thay vì headband sử dụng cáp co giãn như SteelSeries Siberia, Arctis 3 sử dụng dải chun dùng cho kính mắt với khả năng co dãn cao nhất có thể. Nhờ đó mà Arctis 3 có trọng lượng rất nhẹ và cảm giác đeo vô cùng thoải mái. Tuy nhiên, phiên bản gốc của chiếc tai nghe này sử dụng đệm vải, dễ thấm mồ hôi nếu sử dụng ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm và khó chịu.

Xét tới thị trường tai nghe chơi game nói chung tại Việt Nam, Arctis 3 là một cơn gió lạ. Nó vừa có dáng vẻ rất ngầu với bộ cánh đen tuyền nhưng lại điểm xuyết headband co giãn với những chi tiết góc cạnh độc đáo và ấn tượng. Bản thân dải headband co giãn này cũng là điểm cộng rất lớn của chiếc tai nghe vì khi đeo lên đầu, trọng lượng của Arctis 3 được phân bố đều đặn, không gây nặng nề hay đau đầu kể cả khi bạn sử dụng tai nghe nhiều tiếng đồng hồ liên tục.

 

Trong số hàng chục mẫu tai nghe chơi game chúng tôi từng có cơ hội dùng thử, thì đây, bên cạnh những chiếc tai nghe Siberia cũng của SteelSeries là những chiếc headset thoải mái bậc nhất trên thị trường, với cảm giác đeo chẳng thua kém gì những sản phẩm đắt tiền vốn chỉ dành cho giới audiophile.

Một điểm cộng khác của Arctis 3 chính là microphone. Thử nghiệm với ba ứng dụng, Skype, Teamspeak và Discord, chất lượng thoại tương đối tốt mặc dù trước những ngày gió mùa về, chúng tôi đã đặt quạt trước máy tính để làm mát cho game thủ. Khả năng lọc tạp âm có thể được tùy chỉnh thông qua SteelSeries Engine, để chỉ có giọng của bạn lọt vào mic trong quá trình chơi game và đối thoại với đồng đội. Cùng với dây kết nối 3.5mm thì Arctis 3 cũng đi kèm với một dây ngắn kết nối với điện thoại cho phép game thủ sử dụng tai nghe với iPhone hoặc điện thoại Android.

 

Bản thân hệ thống điều khiển volume và microphone ở earcup trái trên chiếc tai nghe cũng được thiết kế một cách rất thông minh khi bạn chẳng cần phải nhìn vào tai nghe mà vẫn có thể điều khiển được mọi thứ. Xa nhất là công tắc bật tắt microphone, kế đến là chiết áp điều chỉnh âm lượng. Ngay cạnh đó là jack cắm chuẩn 3.5 và cuối cùng là microphone kéo dài thu gọn tiện lợi giống như mọi mẫu tai nghe khác của SteelSeries nhiều năm qua. Chỉ cần vài phút làm quen bạn sẽ có thể điều khiển chúng hết sức dễ dàng.

 

Tuy nhiên, âm thanh của Arctis 3 lại có phần hụt hơi so với thiết kế của chiếc tai nghe closed back này. Đừng hiểu nhầm ý tôi, bạn vẫn có thể thưởng thức âm nhạc, phim ảnh hay những trường đoạn cắt cảnh trong game đầy hoành tráng và gay cấn. Dải bass chắc nịch nhưng không hề kéo đuôi của Arctis 3 khiến cho những vụ nổ trong phim hay game trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.

Thế nhưng so sánh với những chiếc tai nghe trước đây của SteelSeries, có vẻ như âm thanh chưa được đầu tư đúng mực mà vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Vẫn là chất âm ấm áp, vẫn còn đó âm trường đủ sức lôi cuốn game thủ, nhưng với mức giá hơn 2 triệu Đồng, giờ đây nhiều game thủ sẽ đòi hỏi một thứ âm thanh tốt hơn từ SteelSeries.

 

Ấy là chưa kể, dù quảng cáo là có âm thanh 7.1 ảo thông qua phần mềm SteelSeries Engine, thế nhưng thực tế sử dụng cho thấy khác biệt là không nhiều trong những game cần âm thanh 7.1 thực sự như CS:GO chẳng hạn. Dù sao đi chăng nữa, phần mềm xử lý không phải bao giờ cũng tốt như phần cứng trên những chiếc tai nghe có kết nối USB.

Tổng kết lại, dù âm thanh không có nhiều cải tiến, nhưng thiết kế và trải nghiệm sử dụng vẫn biến Arctis 3 trở thành một sản phẩm củng cố vị thế của hãng gaming gear đến từ Đan Mạch.

Ngưng kinh doanh
TAI NGHE STEELSERIES ARCTIS RAW
Ngưng kinh doanh
TAI NGHE STEELSERIES ARCTIS 5 BLACK
Ngưng kinh doanh
TAI NGHE STEELSERIES ARCTIS 7 BLACK